Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Chương trình tour du lịch Sapa



Mời các bạn ghé thăm website của GNET TRAVEL để lên kế hoạch thật chính xác cho chuyến du lịch Sapa sắp tới của mình nhé:

http://gnettravel.com/du-lich/du-lich-noi-dia/tour-sapa.html

Phương tiện đi Sapa

Hiện nay du khách có thể đi bằng đường bộ hoặc đường sắt đi  Du lịch Sapa. Du khách có thể lựa chọn hình thức đi bằng xe ô tô bus đi thẳng đến Sapa (tàu hỏa chỉ đi đến ga Lào Cai rồi sau đó mới đi xe bus từ Lào Cai lên Sapa - khoảng 1 tiếng cho 35km). Có xe bus nằm và xe bus ngồi đi Sapa, giá vé rẻ hơn vé tàu hỏa rất nhiều. Đường đi từ Hà nội lên Sapa cũng không được tốt, nếu ai hay say xe hoặc người cao tuổi hoặc có con nhỏ thì không nên đi xe ô tô. Nếu có điều kiện, tốt nhất nên đi tàu hỏa, sẽ an toàn, tiện nghi và đỡ mệt hơn rất nhiều.


 - Bạn đi bằng tàu hỏa hiện là cách lựa chọn an toàn nhất và nhiều người đi nhất. Chính vì thế nên rất nhiều vấn liên quan đến việc mua vé tàu du lịch Sapa.
- Bạn có các lựa chọn như sau :

Lựa chọn 1 : Tàu du lịch Sapa khoang 4 ốp gỗ nằm mềm điều hòa, có nước trong phòng, thời gian khởi hành đẹp, chất lượng tàu tốt còn đường ray đều như nhau. 

Tại sao gọi là tàu du lịch ? Vì tư nhân (đa phần là các doanh nghiệp du lịch thuê, mang xuống Hải phòng đóng làm mới theo tiêu chuẩn tốt rồi về Hà Nội để kéo lên Lào Cai phục vụ khách du lịch). Các tàu này thường có ký hiệu là SP1 đi lúc 12h00, SP2 về từ Lào Cai lúc 20h, SP3 đi lúc 22h, SP4 (những giờ tàu muộn là của Victoria Sapa hiện là tàu đắt nhất, tốt nhất)
+ Giá tàu du lịch : dao động từ 650.000VNĐ/vé – 820.000VNĐ/vé trừ vé của tàu Victoria Sapa hiện rơi vào từ 150 đô la mỹ/vé/superior/chiều. Song vấn đề là làm sao khách hàng mua được vé du lịch đây. Hiện có các công ty đang khai thác vé tàu này. Hiện tất cả các hãng tàu đều dành nhiều ưu ái cho đại lý du lịch vậy. Theo kinh nghiệm của mình thường khách hàng chỉ có thời gian vào cuối tuần mới đi Sapa hay vào ngày lễ tết và đặt muộn nên hết vé tàu hay còn vé thì cũng bị mua đắt. Đây là tình trạng chung và không hề chuyên nghiệp tí nào cả.
 Nếu đi vào dịp lễ nên bố trí thời gian đặt vé tàu sớm 1 tháng (đôi khi họ còn không bán để nâng giá vé) có thể đặt qua các công ty du lịch tại Hà Nội thường mỗi vé họ cộng vào 20 đến 50 nghìn gọi là phí giao dịch nhưng họ đã mang vé tàu đến cho bạn (thời buổi giá xăng tăng đi xem ôm cũng hết từng đó tiền ạ)
! Không nên đi vào các dịp sau :
+ 30/4, 1/5 rất đông và cái gì cũng đắt nên tranh thủ đi vào cuối tuần
+ 2/9 đắt nhưng không quá đông, hơn nữa mùa này du lịch Sapa cực đẹp luôn cố gắng đặt sớm để có dịch vụ tốt
+ Trung tuần tháng 7 Âm lịch là mùa lễ Vu lan báo hiếu, Lào Cai có đền Ông Bảy nên rất đông Phật tử mua vé tàu lễ tạ. Hầu như ngày nào cũng hết vé kể cả đầu tuần
+ Không nên đi vào cuối tuần tháng 8, 9 vì rất nhiều khách Tây Ban Nha họ thường sang đoàn lớn 30 khách đặt trước cả năm....

Lựa chọn 2 : Tàu khoang 4 đi du lịch Sapa thường giá khoảng 450K – 480K/vé/chiều, Khoang 6 giá 360K đến 420K, tàu ngồi khoang hơn 100K/vé/chiều.

 Đây là tàu nhà nước và bạn có thể ra ga mua vé nhưng mua ít thôi chứ mua nhiều họ không bán vé đoàn đâu. Chất lượng tàu này bình thường nhưng giá cả ok hơn.
Khi đi tàu vì đường ray nhà mình cũ nên rất chi là ồn nên nằm tầng 2 nếu muốn ngủ ngon hơn và nên đi tau SP1, SP2,.
Phương tiện di chuyển từ ga Lào Cai lên Sapa : Khi bạn lên đến ga Lào Cai còn sớm và mệt nữa, ngoài sảnh ga rất hẹp lại có nhiều H dẫn và khách sạn cầm biển đón khách bạn cố đi qua đám đông để ra ngoài đi xe bus giá khoảng 25K đến 35K thôi. Mất 1 tiếng để lên đến Sapa, cũng hơi ù tai do độ cao và mệt nữa.



Ẩm thực - đặc sản Sapa

Du lịch Sapa bạn đừng bỏ lỡ những món ăn cực kỳ hấp dẫn và riêng có tại thị trấn bình yên này nhé. Cùng gạch đầu dòng những món ăn không thể bỏ lỡ khi Du lịch Sapa nào:

Thắng cố Sapa:


Đi du lịch Sapa các bạn hãy thưởng thức món Thắng Cố – món ăn truyền thống của người H’Mông. Thắng cố truyền thống của người H’Mông chỉ được nấu từ ngựa, sau được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu, lợn đồng thời sáng tạo ra nhiều loại nguyên liệu, công thức nấu khác nhau mang đặc trưng của từng dân tộc.
Thịt và “lục phủ ngũ tạng” được rửa sạch, luộc chín, đôi khi còn được ướp trước với các loại gia vị, sau đó thả vào nồi nước dùng có xương ngựa, nội tạng, tiết và 12 loại gia vị kể trên đã được đun sôi, rồi cứ thế ninh nhừ hàng tiếng đồng hồ.Gia vị truyền thống gồm 12 thứ gồm thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị bí truyền khác, trong đó cây thắng cố là gia vị thứ 12.
Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao rất lớn, đủ cho vài chục người ăn, còn trong các nhà hàng, từ nồi thắng cố lớn, lúc ăn mới múc ra nồi lẩu rồi thái thịt ngựa thả vào.

Cá hồi Sapa:


Cá hồi vân của Việt Nam được lấy giống từ Phần Lan. Hiện nay, trong các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng ở Sa Pa như Victoria, Châu Long, Bamboo v.v… và nhiều khách sạn, nhà hàng lớn tại Hà Nội, cá hồi vân đã có trong thực đơn. Cá hồi có thể được chế biến thành các món đa dạng như: gỏi, lẩu, cháo, trứng cá hấp, cá hun khói, salad rau xanh ăn kèm cá hồi tẩm sốt cam và tiêu xanh, cá hồi nhồi dưa chuột…
 Cá hồi tươi kết hợp với nguồn gia vị cũng như rau phong phú, tươi ngon của Việt Nam là một điều các nước Châu Âu phải ganh tỵ.
Khách du lịch cũng có thể tham quan khu nuôi thả cá hồi. Những con cá hồi chỉ có thể sống ở môi trường đặc biệt khắc nghiệt của các nước ôn đới và hàn đới thì nay lại có mặt tại một nước nhiệt đới với những yếu tố thiên nhiên hấp dẫn. Lên Sapa, khám phá cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và những nét sinh hoạt văn hóa của người bản địa, bạn chớ quên thưởng thức món cá hồi Sapa tươi ngon.

Món nướng Sapa:


Không phải chỉ ở Sa Pa mới có các món đồ nướng, thế nhưng, có lẽ do sự ưu đãi của khí hậu trong trẻo mát lành và thơ mộng của đất trời tự nhiên, đồ nướng Sa Pa luôn mang đến cho người thưởng thức một hương vị hết sức riêng biệt, không có bất cứ ở một địa phương nào. Dường như ở nơi đất trời và núi rừng đều vời vợi cao này, mỗi món đồ nướng dẫu dân dã, bình thường cũng thẩm thấu được tinh hoa của đất trời, khiến người thưởng thức phải trầm trồ, xuýt xoa về hương vị thơm ngọt ngon, thơm bùi riêng biệt của từng món.
Đến với thị trấn sương mù, bạn có thể thoải mái thưởng thức các món nướng thơm ngon nức mũi từ ngô, khoai, hạt dẻ đến thịt lợn cắp nách, cá suối, trứng gà…
Là món ăn phổ biến mùa lạnh ở nhiều vùng trong cả nước, nhưng với khí hậu trong trẻo mát lành, đồ nướng Sa Pa mang đến cho du khách một hương vị riêng.
Truớc hết là không gian thưởng thức ẩm thực nướng đậm chất Sa Pa tại các quán cóc ven đường thay vì vào các nhà hàng sang trọng. Chỉ một chiếc bàn con con, dăm ba chiếc ghế nhựa và một bếp than hồng cũng đủ để gọi là “quán nướng”.
Ở Sa Pa, các quán nướng có mặt ở khắp mọi nơi, từ chợ đến các con hẻm nhỏ. Nhưng được biết đến nhiều nhất là “phố nướng” trên phố Hàm Rồng, ngay bên cạnh nhà thờ đá.
Không chỉ được tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng, những xiên thịt ở đây còn được quấn kèm nấm kim châm trắng và rau cải mèo xanh, vừa hấp dẫn, đẹp mắt, vừa giúp đổi vị cho thực khách nhờ sự kết hợp tuyệt hảo của các đặc sản Sa Pa.
Ngoài ra, gà tẩm mật ong nướng, cá hồi nhồi rau thơm nướng giấy bạc, bò cuộn cải mèo nướng… cũng là các món ưa thích của các du khách trên “bàn tiệc nướng” Sa Pa. Với các nguyên liệu sẵn có, tươi ngon cộng với giá cả phải chăng, du khách có thể ăn no căng bụng vào bất cứ bữa nào trong ngày.
Muốn lạ miệng hơn bạn có thể chọn trứng gà nướng, trứng vịt lộn nướng, bánh dầy nướng, đậu phụ nhự nướng… Với những ai chưa quen món đậu phụ nhự thì sẽ có chút e dè với mùi hương của nó. Nhưng khi đã thử bạn sẽ mê ngay bởi hương vị bùi bùi của đậu tương, ngầy ngậy, béo béo nóng ngoài, mát trong của từng viên đậu. Tham khảo tour du lịch Sapa 360 tại đây.
Cái thú của đồ nướng ở Sa Pa là thưởng thức vào lúc màn đêm và cái lạnh của núi rừng bao trùm toàn thị trấn. Bởi có lẽ chẳng gì tuyệt vời hơn là lúc này được ngồi bên bếp lửa hồng và nhâm nhi những món đồ nướng nóng hổi. Một đĩa dạ dày, phèo nướng giòn cùng chén rượu cay nồng là đủ để xua cái lạnh tê tái và đắm chìm trong không gian yên bình, tĩnh lặng của phố núi lúc về đêm.
Với nhiều người, các hàng nướng ban ngày tại khu Thác Bạc, Thác Tình Yêu, Thung lũng Mường Hoa…lại có sức hấp dẫn riêng. Tuy không đa dạng và phong phú như các quán nướng ở trong thị trấn nhưng ở đây, du khách có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của các món đồ nướng sau khi đã mỏi gối chùn chân xuống suối, leo thác.
Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm bản sắc dân tộc, mang hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Công ty TNHH Du Lịch Cát Nhỏ xin giới thiệu tới du khách các món ăn ẩm thực đặc sản của núi rừng Sa Pa.

Rau Sa Pa


Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như cải mèo, bắp cải, súp lơ, củ cải đỏ, su su...
Mỗi năm, Sa Pa xuất đi khắp nước cả chục nghìn tấn quả su su. Nhưng du khách vẫn đồn nhau rằng ăn su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất. Miếng su su luộc có màu xanh non nõn nà, cắn sần sật, có vị ngọt lừ quyện với một chút muối vừng thơm thơm, bùi bùi. Su su luộc phải vừa chín tới và phải ăn nóng mới ngon. Luộc quá lửa một chút hoặc để nguội ăn mất hết vị su su Sa Pa.
 Ngồng cũng là món rau đặc biệt, “ngồng” tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng cải, ngồng su hào... Ăn ngồng hợp nhất là xào. Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau. Ngồng xào rất ngon nhờ sự kết hợp giữa cái mềm và ngọt dịu dàng của hoa ngồng với cái giòn và vị ngọt đậm của cuộng ngồng. Riêng ngồng cải còn được thực khách ưu ái bởi có vị hơi đắng rất dễ chịu.
Cải Mèo cũng là một loại rau họ cải được trồng nhiều ở Sa Pa. Thường thì người dân địa phương không trồng thành hàng, thành luống mà chỉ quãi hạt ra ven nương, đồi để mọc tự nhiên, cây cứ thế lớn lên, xanh tốt. Đây là loại rau chính của ngư ời dân tộc Mông trong các bữa ăn hàng ngày. Cải Mèo là một loại rau đặc sản sạch hiếm có, ăn ngon và rất giòn. Rau được nấu bằng nhiều cách: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu. Kỳ công hơn, rau có thể nấu cùng với thịt băm rối, không quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm nhận được một hương vị thật độc đáo. Rau cải Mèo còn hấp dẫn nếu được xào với thịt bò, đặc biệt là thịt hun khói. Những sợi rau giòn, dai hơi nhặng đắng kết hợp với món thịt hun khói có vị đậm đà rất riêng tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực vùng cao. Nhiều người còn dùng cải Mèo trong danh sách các loại rau để ăn lẩu. Để dễ ăn, dùng những cây nhỏ, mới nhú được vài lá non, nhúng qua nồi lẩu nóng nghi ngút, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt mát, tươi mởn của rau.
 Rau Mầm đá Sa Pa là loại rau đặc biệt nhất. Mầm đá thường mọc trên các đỉnh núi đá cao, chỉ phát triển vào mùa lạnh, có nhiều vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 – 3 dương lịch. Theo một số người truyền miệng, hầu hết dân leo núi đều ăn cải mầm đá để bồi bổ xương khớp, đang đau hay mệt mỏi ăn mầm đá vào là khoẻ ngay. Cải mầm đá có hình dáng giống như rau cải ngồng nhưng có thêm nhiều nhánh mọc xung quanh như hình tháp nhọn, có màu xanh tươi non. Cải mầm đá giòn ngọt, dễ ăn nên thường dùng để xào, luộc hoặc ăn kèm lẩu đều được.
Rau thơm Sapa: Đến với Sa Pa, bạn sẽ thấy các loại rau thơm ở đây mang hương vị rất riêng, rau ô dây có vị chua nên còn gọi là rau chua, rau có vị ngọt gọi là rau mì chính. Ngoài ra: rau húng tía, rau dấp cá, rau tía tô xanh hoặc tím nồng, rau răm cay, rau mùi, kinh giới, rau mì chính, rau bạc hà... đậm đà làm mát chân răng, đó còn là những món thuốc.

Lợn cắp nách Sapa:


Lợn cắp nách” là loại lợn mà trọng lượng thường trên dưới 1 yến, đồng bào các dân tộc vùng cao trong lúc mang lợn đi bán, thường cắp vào nách. Đây là giống lợn dân thuần chủng, nuôi theo hình thức thả rông và tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thức ăn công nghiệp nào. Thậm chí, cá biệt có những con nuôi hàng năm trời nhưng do thả rông hoang dã nên trọng lượng vẫn chỉ đủ… cắp nách. Chính vì thế những con lợn này thịt chắc, thơm, nhiều nạc và đặc biệt an toàn về vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, tại nhiều nhà hàng và các chợ ở miền núi, những món ăn chế từ loại “lợn cắp nách” đang được nhiều thực khách tin dùng.
Cái tên lợn “cắp nách” (một số nơi gọi là lợn lửng) là loại lợn đặc sản chỉ có ở vùng cao và nhiều nhất ở Lai Châu. Mỗi con chừng 10-15kg, con nào to cũng chỉ khoảng 20kg. Ăn thịt lợn “cắp nách” chẳng khác nào ăn thịt thú rừng mà không phạm pháp, bởi vì loài lợn này được thả vào trong rừng từ khi mới đẻ, tự kiếm ăn để sống.
Tiếp đến là lợn Mường Sapa. Loài lợn này cũng được nuôi thả hoang trong rừng. Thực sự thả hoang trong rừng đã rất hiếm vì bây giờ chả còn mấy bản làng ở được gần rừng, mà lại trong rừng tít trên núi cao thì lại càng hiếm lắm. Với các tiêu chuẩn này thì đặc sản lợn Mường Sapa có lẽ còn khó kiếm hơn cả lợn rừng cũng nên.
Món này có thể gọi là thịt rừng nhưng lại không phải là thịt rừng. Trong miếng thịt cảm được cả hương vị của rừng hoang mà lại không ‘mắc tội’ tiêu diệt động vật hoang dã, thật là tuyệt vời.


Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sapa

Có ai du lịch Sapa mà không bị quyến rũ bởi ánh sương mờ của buổi bình minh, bởi chút nắng vàng nhuộm hết những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín hay những nét hấp dẫn không tả hết của thiên nhiên đất rừng Tây BắcSapa hấp dẫn du khách bởi rất nhiều những địa điểm du lịch lãng mạn tuyệt vời:



1. Nhà thờ đá Sa Pa nằm ở ngay trung tâm thị trấn, được xây dựng vào năm 1935. Đây được coi là dấu ấn còn lại vẹn toàn nhất của người Pháp từ khi họ đặt chân đến Sa Pa xây dựng thị trấn này. Sau nhiều lần trùng tu, đến nay ngôi thánh đường vẫn lưu giữ được vẻ đẹp gần nguyên gốc với tháp chuông cao 36m, các bức tường đá, hệ thống mái và gian cung thánh. Bên trong giáo đường là 32 ô cửa kính mầu, có hình các màu nhiệm mân côi các chặng Thánh Giá và các thánh. Rất có thể, du khách sẽ bắt gặp một buổi học hát thánh ca bằng tiếng H'mông của các em thiếu nhi người H'mông ở đây. Một bức ảnh kỉ niệm với nhà thờ đá Sa Pa là điều không thể thiếu đối với bất cứ ai đã từng đặt chân đến thị trấn xinh đẹp này. 

2. Núi Hàm RồngĐứng ở nhiều điểm tại thị trấn Sa Pa, du khách có thể nhìn thấy hình dáng đầu rồng vươn cao mờ ảo giữa làn mây trắng, đó là núi Hàm Rồng, nằm ngay trung tâm thị trấn và cao hơn độ cao trung bình của thị trấn 200m. 

·                     Vườn hoa Hàm Rồng. Hành trình lên đỉnh núi đầu rồng, du khách sẽ đi qua vườn hoa Hàm Rồng, được xây dựng dựa theo địa thế tự nhiên của dãy núi Hàm Rồng. Để tham quan vườn hoa, du khách phải đi qua chặng đường dài hàng trăm bậc đá. Cứ cách một đoạn, cảnh trí lại trải ra trước mắt như một bình nguyên thu nhỏ rực rỡ, với muôn vàn sắc hoa. Mùa nào hoa nấy, đem lại cho du khách mới lạ và cảm xúc khác biệt. 
·                     Vườn đá Thạch Lâm, khu vườn của nhiều vách đá kỳ lạ. Những vách đã được sắp xếp vô tình mà như hữu ý đã khiến người xưa khéo tưởng tượng là những móng, vuốt, lông, vây của rồng. Đi giữa những vách đá dựng đứng, khách tham quan sẽ có cảm giác bí hiểm nhưng cũng không kém phần thú vị.
·                     Đỉnh Hàm Rồng. Điểm cuối cùng và cũng là điểm cao nhất của Hàm Rồng được bố trí như một chòi quan sát. Từ đây nhìn bao quát, du khách có thể thu toàn bộ thị trấn Sa Pa vào tầm mắt của mình. Đứng trên chòi quan sát cao ngất, hít thở không khí trong lành và chiêm ngưỡng toàn cảnh Sa Pa thì không gì thú vị bằng. 
3. Thác Bạc: một trong số ít thác nước đẹp nhất của Việt Nam,  là thắng cảnh thu hút rất đông du khách của Sa Pa. Nằm ngay cạnh quốc lộ 4D, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 12km về hướng Tây nên rất thuận lợi cho việc tham quan của du khách. Từ trên khe núi cao hơn 200m, dòng nước ầm ầm đổ xuống tung bọt trắng xóa như những đóa hoa tạo nên một khung cảnh vô cùng hùng vĩ, đây cũng là lý do người ta gọi thắng cảnh này là Thác Bạc.

4. Cầu Mây thuộc bản Tả Van cách thị trấn Sa Pa 17 km về phía Đông - Nam. Cây cầu nổi tiếng này được làm bằng dây mây từ những đôi bàn tay khéo leo của người Mèo (người H'Mông) vắt ngang qua con suối Mường Hoa thơ mộng. Nếu như may mắn đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, du khách sẽ thấy mình như đang bồng bềnh trong mây tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. 

5. Thác Tình Yêu cách thị trấn Sa Pa khoảng 4km theo hướng Tây - Nam. Thác nằm trên dòng suối Vàng, bắt nguồn từ đỉnh Phan Xi Păng, chảy qua nền địa hình cao, dốc. Nhìn từ xa, dòng thác giống hình một chiếc nón, hai bên rìa thác là một thảm thực vật rừng xanh tốt nằm trong vùng lõi của vườn quốc gia Hoàng Liên. Thác Tình Yêu cũng là địa điểm khởi đầu của cuộc hành trình chinh phục đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ.

6. Tu viện cổ từng là một tu viện vừa đồ sộ vừa cầu kỳ nằm ở bản Tả Phìn, được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 19 cho dòng nữ tu Khổ Hạnh. Ngày nay, dù hầu hết các hạng mục của công trình đã bị phá hủy, nhưng những dấu tích còn lại vẫn đủ để người ta có thể hình dung ra một công trình có quy mô lớn. Quan sát ở cự ly gần, du khách sẽ không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy những trụ đá được ghép lại với nhau bằng chất liệu vôi mật rất kỳ công và khéo léo. Phủ kín những mảng tường tu viện là loài rêu đỏ đặc hữu chỉ có ở Sa Pa. Gần một thế kỷ qua, sự hoang phế rêu phong lại mang đến cho tu viện cổ một vẻ đẹp khác, vẻ âm u huyền bí và tu viện Tả Phìn vẫn luôn là một địa điểm thăm quan không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Sa Pa của du khách thập phương. 

7. Các bản làng của người dân tộc thiểu số:

·                     Bản Cát Cát là một bản của người H'Mông được hình thành vào giữa thế kỷ 19, nằm cách thị trấn Sa Pa 2km. Đến với bản Cát Cát, du khách sẽ được tìm hiểu văn hóa người dân tộc gắn với thiên nhiên hoang sơ, đây là nơi thích hợp cho những khách du lịch đã mệt mỏi với chốn phồn hoa nơi đô thị.

·                     Bản Tả Phìn là nơi ở của đồng bào dân tộc Dao Đỏ, cách thị trấn Sa Pa 12km về phía Đông - Bắc. Đến với Tả Phìn, du khách sẽ bị cuốn hút bởi phong cảnh thiên nhiên còn rất nguyên sơ, hang động Tả Phìn âm u bí hiểm, những thửa ruộng bậc thang dài và vô cùng đẹp mắt, những dòng suối quanh co như đang ôm lấy xóm làng của mình... Du khách cũng sẽ được hiểu thêm về những phong tục tập quán của người Dao Đỏ nơi đây. Tả Phìn là địa điểm du lịch sinh thái - văn hóa lý tưởng cho du khách thập phương. 

·                     Bản Lao Chải nằm gọn trong thung lũng rộng và đẹp nhất Sa Pa, cách trung tâm thị trấn khoảng 7 km. Quãng đường không quá xa nên "quốc bộ" đến Lao Chải sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị trong hành trình của du khách. Lao Chải nằm sâu dưới thung lũng, bao quanh là dãy Hoàng Liên án ngữ, bên còn lại là dãy Hàm Rồng, rồi đến các tầng ruộng bậc thang trồng lúa nằm ở cấp thấp hơn. Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau là thời gian đẹp nhất của Lao Chải, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang cao chót vót từ thung lũng sâu vắt lên lưng chừng trời màu vàng rực của lúa chín.

·                     Bản Tả Van cách thị trấn Sa Pa khoảng 10km, đường đến Tả Van là con đường mòn uốn lượn trên lưng chừng núi. Bản Tả Van đẹp như một bức tranh, lưng tựa vào dãy Hoàng Liên Sơn, trước mặt là suối Mường Hoa trong trẻo uốn dòng. Từ Tả Van có thể đi lại rất thuận tiện sang các điểm du lịch nổi tiếng khác của Lào Cai như : Lao Chải, Cầu Mây, Tả Phìn… 
8. Thung lũng Mường Hoamột bức tranh thiên nhiên được tạo hóa vẽ nên tạo cho lòng người những thanh âm lắng đọng về một chốn bình yên giữa chốn trần gian. Nằm cách thị trấn Sa Pa 10km về phía Đông Nam, vượt qua một con đèo men theo dãy núi, du khách sẽ bị hút hồn ngay bởi nét hữu tình của cảnh đất -trời hội tụ tại đây. Thung lũng tuyệt đẹp này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, nơi chứa đựng những vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời làm đắm say lòng khách phương xa. 
Ngoài vẻ đẹp thơ mộng , thung lũng Mường Hoa còn hấp dẫn du khách bởi tại đây có một bãi đá cổ kỳ bí, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ mà đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Bãi đá cổ Sa Pa đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt Cổ.


9. Cổng Trời Sa Pa là nơi cao nhất của con đèo nổi tiếng len lõi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đèo Ô Quý Hồ. Cổng trời cách thị trấn Sa Pa 18 km về hướng Bắc, đường lên cổng trời quanh co uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện. Đứng ở Cổng Trời, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn với những ruộng nương xanh rì, những đường ô tô xuôi ngược. Cũng chỉ khi đứng ở Cổng Trời, du khách mới cảm nhận hết được vẻ kiêu hùng của đỉnh Phan Xi Păng vời vợi lưng trời. Bên dưới là những vực sâu thăm thẳm, với thảm nguyên sinh chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được khám phá.

10. Đỉnh Phan Xi Păng  cao 3143m,  là ngọn núi cao nhất trong ngàn vạn núi đá thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Được một lần đặt chân lên đỉnh Phan Xi Păng, một trong 5 nóc nhà thế giới là khát khao của hàng triệu người Việt Nam suốt hàng thập kỷ qua. Việc chinh phục đỉnh núi này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp hoặc tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ.
Hành trình phổ biến nhất với khách du lịch là ba ngày. Sáng ngày đầu tiên đi ô tô từ Sa pa đến trạm kiểm lâm trên đỉnh đèo Trạm Tôn. Bắt đầu chuyến leo núi ở đó, đi xuyên qua các dãy núi, du khách sẽ dùng chân ở một địa điểm cao khoảng 1.900m cạnh suối để cắm trại, nấu ăn và nghỉ qua đêm. Ngày thứ hai từ địa điểm cao 1.900m đó, du khách sẽ leo lên tới đỉnh Phan Xi Păng 3.143m và nghỉ ăn trưa trên đỉnh, đây là quãng đường vất vả nhất trong toàn bộ cuộc hành trình. Sau đó du khách quay về trại nghỉ đêm thứ hai. Ngày thứ ba từ trại nơi 1.900m sẽ quay về Sa pa theo một đường khác.
Chinh phục Phan Xi Păng là một hành trình khó khăn, gian khổ và đầy thử thách. Bạn cần phải có đam mê và thực sự quyết tâm, cũng như phải có một thể lực thật tốt để chinh phục nóc nhà Đông Dương này.


Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Vẻ đẹp các mùa trong năm của Sapa


Nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, thị trấn Sapa (tỉnh Lào Cai) trên độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, nơi đây khí hậu trong lành mát mẻ, quanh năm mây trắng bao phủ. Phong cảnh Sapa tựa bản nhạc trữ tình, luôn mang nhiều sắc thái mà trong đó một ngày có đủ hồn và chất của cả bốn mùa.

* Sapa mùa xuân



Khi vườn cải bạt ngàn hoa vàng, cành hồng ăn quả trơ cành khô trong những khu vườn là báo hiệu mùa xuân đang về. Sapa mùa xuân thật đẹp! Trong ánh nắng ngập tràn là hoa đào, hoa mơ rực rỡ sắc màu. Hoa ở đây nhiều vô kể, bên lan can căn gác nhỏ, bên sườn đồi, lưng dốc, luồn lách trong những khóm tre ngà, bên hàng rào và hai bên đường vào bản. Sắc đỏ hoa đào và trắng của mơ, mận như đua nhau khoe sắc làm bừng tỉnh cả đất trời Sapa.
Được sống trong mùa xuân Sapa, được lang thang bước chân vào bản làng sẽ thấy tâm hồn như thanh thản hơn, bao cảm giác mệt mỏi bất chợt tan biến chỉ còn lại lòng người nhẹ tênh hòa nhịp với đất trời.

* Sapa mùa hè

Tiết trời Sapa vào hạ chỉ hơi lạnh hơn Đà Lạt một chút nên khá dễ chịu. Tuy nhiên, đôi lúc, thời tiết như cố tình tạo thêm điều kiện cho nàng Sapa đỏng đảnh trong sắc hạ. Bầu trời vừa bừng lên ánh nắng chan hòa, lại sụp nắng xuống, nhanh chóng cho cơn mưa nhỏ chạy lướt qua đủ làm ướt nhẹ những tà áo đa sắc màu của các cô sơn nữ, rồi lại tạnh ngay...
Hạ là mùa kết trái của đào, lê, mận, nếu “kết nối” được với người dân địa phương, bạn sẽ có dịp đến với các vườn trái cây nằm trên các ngọn đồi để chụp ảnh và được thưởng thức thỏa thích.
Ngoài ra, đến Sapa vào mùa hạ, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những thác nước tuyệt đẹp. Thác Bạc nằm cách thị trấn Sapa khoảng 12 km, từng làm cho nhiều du khách quyến luyến khi rời bước. Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xóa trông như những đóa hoa.

* Sapa mùa thu: 


Vùng du lịch Sa Pa đang bước vào thu với phong cảnh mùa lúa chín vàng đẹp như mơ trên những cánh đồng ruộng bậc thang nằm dưới chân đỉnh Fansipan hùng vĩ.

Đây là mùa đẹp nhất ở vùng núi cao Sa Pa. Những cánh đồng ruộng bậc thang như những chiếc thang trời ở các bản làng Trung Chải, Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải, Nậm Cang, Tả Van, Hầu Thào... luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách nước ngoài.
Những thửa ruộng bậc thang Sa Pa có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của những người nông dân dân tộc thiểu số kiến tạo nên. Có những cánh đồng bậc thang rộng hàng trăm ha ở Tả Van, Lao Chải, Bản Dền, Trung Chải, Tả Phìn… trông như những bức tranh phong cảnh khổng lồ với những đường nét uốn lượn tài hoa do các “họa sỹ chân đất” tạo nên.

* Sapa mùa đông:

Sapa quanh năm được bao phủ bởi một lớp sương mờ ảo, nhưng vào mùa đông, màn sương như dày đặc hơn, khiến cả Sapa như chìm vào lớp sương mờ mờ ảo ảo ấy, càng khiến cảnh vật nơi đây trở nên bí ẩn hơn như thôi thúc du khách khám phá những điều hấp dẫn mà nó mang tới. Đến Sapa  mùa đông, bạn sẽ có cơ hội được ngắm những bông tuyết rơi, những cành cây, ngọn cỏ được bọc bên ngoài bằng lớp đá tuyết trắng, trong, khiến không gian trở nên kỳ vĩ, độc đáo đến mê mẩn lòng người. Buổi sáng sớm, cả thị trấn nhỏ như bồng bềnh trong mây, phải đứng thật gần, thật sát mới có thể nhìn rõ mặt người và cảnh vật. Nhưng không khí thì luôn thanh sạch đến kỳ lạ, mang đến cảm giác dễ chịu cho những du khách phương xa. Với những người hàng ngày phải sống cùng sự ồn ào, khói bụi, ô nhiễm thì đây chính là nơi giúp bạn tránh xa những điều phiền toái đó, tìm lại không khí trong sạch và dễ chịu vô cùng

tThông tin chung về thị trấn Sapa

Là một thị  trấn vùng cao nổi tiếng với cảnh đẹp nên thơ, hữu tình, du lịch Sapa ngày càng cuốn hút du khách cả trong và ngoài nước. Sapa không chỉ hấp dẫn bởi phong cảnh núi đồi, rừng cây, nhiều điều kì diệu của tự nhiên mà còn ấn tượng du khách bởi nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của rất nhiều dân tộc anh em sinh sống nơi đây.. Cùng GNET TRAVEL tìm hiểu một số thông tin chung về thị trấn du lịch Sapa xinh đẹp nhé:


1.  * Vị trí địa lý Sapa:

Huyện Sa Pa có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22007’04’’ đến 22028’46’’ vĩ độ bắc và 103043’28’’ đến 104004’15’’ độ kinh đông.
Phía Bắc giáp huyện Bát Xát.
Phía Nam giáp huyện Văn Bàn.
Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng.
Phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường - tỉnh Lai Châu.
Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu.

* Điều kiện tự nhiên Sapa:

- Địa hình: Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây – Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m và thấp nhất là suối Bo cao 400m so với mặt biển.
- Khí hậu: Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sa Pa là 15,4oC, nhiệt độ trung bình từ 18-20oC vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10-12oC. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 0oC (đặc biệt có những năm xuống tới – 3,2oC). Do đặc điểm của các khu vực khác nhau nên đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng thời điểm.
- Tài nguyên động vật và thực vật: Hệ động, thực vật, phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiệu loại động, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Trên dãy núi Hoàng Liên có những loại dược liệu quý, hiếm, là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu.Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam”. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
- Cảnh quan: Sa Pa có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Động Tả Phìn, đỉnh núi Phan Xi Păng, vườn quốc gia Hoàng Liên... Đặc biệt bãi đá cổ xã Hầu Thào & Tả Van đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Nhà nước. Đó là một trong những di sản của người Việt cổ, đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang được đề nghị tổ chức UNECO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa là những đỉnh núi cao, những ruộng bậc thang lượn sóng.
- Môi trường: Hiện tại môi trường tự nhiên của Sa Pa cơ bản vẫn giữ được những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng.

* Dân số thị trấn Sapa:

Dân số trung bình năm 2005 là 43600 người, với 7 dân tộc chính, gồm: H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Dáy, Xã Phó (Phù Lá) và Hoa. Trong đó người Mông chiếm 54,9%, Dao 25,6%, Kinh 13,6%, Tày 3%, Dáy 1,6% còn lại là các dân tộc khác. Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan. Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thương mại.

* Đơn vị hành chính:


Toàn huyện có 17 xã và 1 thị trấn gồm: thị trấn Sa Pa, Xã Hầu Thào, Xã Bản Phùng, Xã Tả Phìn, Xã Nậm Sài, Xã Thanh Phú, Xã Sa Pả, Xã Lao Chải, Xã Trung Chải, Xã San Sả Hồ, Xã Thanh Kim, Xã Bản Hồ, Xã Sử Pán, Xã Suối Thầu, Xã Tả Van, Xã Bản Khoang, Xã Tả Giàng Phình, Xã Nậm Cang.