Hiển thị các bài đăng có nhãn thit lon rung sapa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thit lon rung sapa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Ẩm thực - đặc sản Sapa

Du lịch Sapa bạn đừng bỏ lỡ những món ăn cực kỳ hấp dẫn và riêng có tại thị trấn bình yên này nhé. Cùng gạch đầu dòng những món ăn không thể bỏ lỡ khi Du lịch Sapa nào:

Thắng cố Sapa:


Đi du lịch Sapa các bạn hãy thưởng thức món Thắng Cố – món ăn truyền thống của người H’Mông. Thắng cố truyền thống của người H’Mông chỉ được nấu từ ngựa, sau được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu, lợn đồng thời sáng tạo ra nhiều loại nguyên liệu, công thức nấu khác nhau mang đặc trưng của từng dân tộc.
Thịt và “lục phủ ngũ tạng” được rửa sạch, luộc chín, đôi khi còn được ướp trước với các loại gia vị, sau đó thả vào nồi nước dùng có xương ngựa, nội tạng, tiết và 12 loại gia vị kể trên đã được đun sôi, rồi cứ thế ninh nhừ hàng tiếng đồng hồ.Gia vị truyền thống gồm 12 thứ gồm thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị bí truyền khác, trong đó cây thắng cố là gia vị thứ 12.
Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao rất lớn, đủ cho vài chục người ăn, còn trong các nhà hàng, từ nồi thắng cố lớn, lúc ăn mới múc ra nồi lẩu rồi thái thịt ngựa thả vào.

Cá hồi Sapa:


Cá hồi vân của Việt Nam được lấy giống từ Phần Lan. Hiện nay, trong các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng ở Sa Pa như Victoria, Châu Long, Bamboo v.v… và nhiều khách sạn, nhà hàng lớn tại Hà Nội, cá hồi vân đã có trong thực đơn. Cá hồi có thể được chế biến thành các món đa dạng như: gỏi, lẩu, cháo, trứng cá hấp, cá hun khói, salad rau xanh ăn kèm cá hồi tẩm sốt cam và tiêu xanh, cá hồi nhồi dưa chuột…
 Cá hồi tươi kết hợp với nguồn gia vị cũng như rau phong phú, tươi ngon của Việt Nam là một điều các nước Châu Âu phải ganh tỵ.
Khách du lịch cũng có thể tham quan khu nuôi thả cá hồi. Những con cá hồi chỉ có thể sống ở môi trường đặc biệt khắc nghiệt của các nước ôn đới và hàn đới thì nay lại có mặt tại một nước nhiệt đới với những yếu tố thiên nhiên hấp dẫn. Lên Sapa, khám phá cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và những nét sinh hoạt văn hóa của người bản địa, bạn chớ quên thưởng thức món cá hồi Sapa tươi ngon.

Món nướng Sapa:


Không phải chỉ ở Sa Pa mới có các món đồ nướng, thế nhưng, có lẽ do sự ưu đãi của khí hậu trong trẻo mát lành và thơ mộng của đất trời tự nhiên, đồ nướng Sa Pa luôn mang đến cho người thưởng thức một hương vị hết sức riêng biệt, không có bất cứ ở một địa phương nào. Dường như ở nơi đất trời và núi rừng đều vời vợi cao này, mỗi món đồ nướng dẫu dân dã, bình thường cũng thẩm thấu được tinh hoa của đất trời, khiến người thưởng thức phải trầm trồ, xuýt xoa về hương vị thơm ngọt ngon, thơm bùi riêng biệt của từng món.
Đến với thị trấn sương mù, bạn có thể thoải mái thưởng thức các món nướng thơm ngon nức mũi từ ngô, khoai, hạt dẻ đến thịt lợn cắp nách, cá suối, trứng gà…
Là món ăn phổ biến mùa lạnh ở nhiều vùng trong cả nước, nhưng với khí hậu trong trẻo mát lành, đồ nướng Sa Pa mang đến cho du khách một hương vị riêng.
Truớc hết là không gian thưởng thức ẩm thực nướng đậm chất Sa Pa tại các quán cóc ven đường thay vì vào các nhà hàng sang trọng. Chỉ một chiếc bàn con con, dăm ba chiếc ghế nhựa và một bếp than hồng cũng đủ để gọi là “quán nướng”.
Ở Sa Pa, các quán nướng có mặt ở khắp mọi nơi, từ chợ đến các con hẻm nhỏ. Nhưng được biết đến nhiều nhất là “phố nướng” trên phố Hàm Rồng, ngay bên cạnh nhà thờ đá.
Không chỉ được tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng, những xiên thịt ở đây còn được quấn kèm nấm kim châm trắng và rau cải mèo xanh, vừa hấp dẫn, đẹp mắt, vừa giúp đổi vị cho thực khách nhờ sự kết hợp tuyệt hảo của các đặc sản Sa Pa.
Ngoài ra, gà tẩm mật ong nướng, cá hồi nhồi rau thơm nướng giấy bạc, bò cuộn cải mèo nướng… cũng là các món ưa thích của các du khách trên “bàn tiệc nướng” Sa Pa. Với các nguyên liệu sẵn có, tươi ngon cộng với giá cả phải chăng, du khách có thể ăn no căng bụng vào bất cứ bữa nào trong ngày.
Muốn lạ miệng hơn bạn có thể chọn trứng gà nướng, trứng vịt lộn nướng, bánh dầy nướng, đậu phụ nhự nướng… Với những ai chưa quen món đậu phụ nhự thì sẽ có chút e dè với mùi hương của nó. Nhưng khi đã thử bạn sẽ mê ngay bởi hương vị bùi bùi của đậu tương, ngầy ngậy, béo béo nóng ngoài, mát trong của từng viên đậu. Tham khảo tour du lịch Sapa 360 tại đây.
Cái thú của đồ nướng ở Sa Pa là thưởng thức vào lúc màn đêm và cái lạnh của núi rừng bao trùm toàn thị trấn. Bởi có lẽ chẳng gì tuyệt vời hơn là lúc này được ngồi bên bếp lửa hồng và nhâm nhi những món đồ nướng nóng hổi. Một đĩa dạ dày, phèo nướng giòn cùng chén rượu cay nồng là đủ để xua cái lạnh tê tái và đắm chìm trong không gian yên bình, tĩnh lặng của phố núi lúc về đêm.
Với nhiều người, các hàng nướng ban ngày tại khu Thác Bạc, Thác Tình Yêu, Thung lũng Mường Hoa…lại có sức hấp dẫn riêng. Tuy không đa dạng và phong phú như các quán nướng ở trong thị trấn nhưng ở đây, du khách có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của các món đồ nướng sau khi đã mỏi gối chùn chân xuống suối, leo thác.
Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm bản sắc dân tộc, mang hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Công ty TNHH Du Lịch Cát Nhỏ xin giới thiệu tới du khách các món ăn ẩm thực đặc sản của núi rừng Sa Pa.

Rau Sa Pa


Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như cải mèo, bắp cải, súp lơ, củ cải đỏ, su su...
Mỗi năm, Sa Pa xuất đi khắp nước cả chục nghìn tấn quả su su. Nhưng du khách vẫn đồn nhau rằng ăn su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất. Miếng su su luộc có màu xanh non nõn nà, cắn sần sật, có vị ngọt lừ quyện với một chút muối vừng thơm thơm, bùi bùi. Su su luộc phải vừa chín tới và phải ăn nóng mới ngon. Luộc quá lửa một chút hoặc để nguội ăn mất hết vị su su Sa Pa.
 Ngồng cũng là món rau đặc biệt, “ngồng” tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng cải, ngồng su hào... Ăn ngồng hợp nhất là xào. Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau. Ngồng xào rất ngon nhờ sự kết hợp giữa cái mềm và ngọt dịu dàng của hoa ngồng với cái giòn và vị ngọt đậm của cuộng ngồng. Riêng ngồng cải còn được thực khách ưu ái bởi có vị hơi đắng rất dễ chịu.
Cải Mèo cũng là một loại rau họ cải được trồng nhiều ở Sa Pa. Thường thì người dân địa phương không trồng thành hàng, thành luống mà chỉ quãi hạt ra ven nương, đồi để mọc tự nhiên, cây cứ thế lớn lên, xanh tốt. Đây là loại rau chính của ngư ời dân tộc Mông trong các bữa ăn hàng ngày. Cải Mèo là một loại rau đặc sản sạch hiếm có, ăn ngon và rất giòn. Rau được nấu bằng nhiều cách: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu. Kỳ công hơn, rau có thể nấu cùng với thịt băm rối, không quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm nhận được một hương vị thật độc đáo. Rau cải Mèo còn hấp dẫn nếu được xào với thịt bò, đặc biệt là thịt hun khói. Những sợi rau giòn, dai hơi nhặng đắng kết hợp với món thịt hun khói có vị đậm đà rất riêng tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực vùng cao. Nhiều người còn dùng cải Mèo trong danh sách các loại rau để ăn lẩu. Để dễ ăn, dùng những cây nhỏ, mới nhú được vài lá non, nhúng qua nồi lẩu nóng nghi ngút, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt mát, tươi mởn của rau.
 Rau Mầm đá Sa Pa là loại rau đặc biệt nhất. Mầm đá thường mọc trên các đỉnh núi đá cao, chỉ phát triển vào mùa lạnh, có nhiều vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 – 3 dương lịch. Theo một số người truyền miệng, hầu hết dân leo núi đều ăn cải mầm đá để bồi bổ xương khớp, đang đau hay mệt mỏi ăn mầm đá vào là khoẻ ngay. Cải mầm đá có hình dáng giống như rau cải ngồng nhưng có thêm nhiều nhánh mọc xung quanh như hình tháp nhọn, có màu xanh tươi non. Cải mầm đá giòn ngọt, dễ ăn nên thường dùng để xào, luộc hoặc ăn kèm lẩu đều được.
Rau thơm Sapa: Đến với Sa Pa, bạn sẽ thấy các loại rau thơm ở đây mang hương vị rất riêng, rau ô dây có vị chua nên còn gọi là rau chua, rau có vị ngọt gọi là rau mì chính. Ngoài ra: rau húng tía, rau dấp cá, rau tía tô xanh hoặc tím nồng, rau răm cay, rau mùi, kinh giới, rau mì chính, rau bạc hà... đậm đà làm mát chân răng, đó còn là những món thuốc.

Lợn cắp nách Sapa:


Lợn cắp nách” là loại lợn mà trọng lượng thường trên dưới 1 yến, đồng bào các dân tộc vùng cao trong lúc mang lợn đi bán, thường cắp vào nách. Đây là giống lợn dân thuần chủng, nuôi theo hình thức thả rông và tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thức ăn công nghiệp nào. Thậm chí, cá biệt có những con nuôi hàng năm trời nhưng do thả rông hoang dã nên trọng lượng vẫn chỉ đủ… cắp nách. Chính vì thế những con lợn này thịt chắc, thơm, nhiều nạc và đặc biệt an toàn về vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, tại nhiều nhà hàng và các chợ ở miền núi, những món ăn chế từ loại “lợn cắp nách” đang được nhiều thực khách tin dùng.
Cái tên lợn “cắp nách” (một số nơi gọi là lợn lửng) là loại lợn đặc sản chỉ có ở vùng cao và nhiều nhất ở Lai Châu. Mỗi con chừng 10-15kg, con nào to cũng chỉ khoảng 20kg. Ăn thịt lợn “cắp nách” chẳng khác nào ăn thịt thú rừng mà không phạm pháp, bởi vì loài lợn này được thả vào trong rừng từ khi mới đẻ, tự kiếm ăn để sống.
Tiếp đến là lợn Mường Sapa. Loài lợn này cũng được nuôi thả hoang trong rừng. Thực sự thả hoang trong rừng đã rất hiếm vì bây giờ chả còn mấy bản làng ở được gần rừng, mà lại trong rừng tít trên núi cao thì lại càng hiếm lắm. Với các tiêu chuẩn này thì đặc sản lợn Mường Sapa có lẽ còn khó kiếm hơn cả lợn rừng cũng nên.
Món này có thể gọi là thịt rừng nhưng lại không phải là thịt rừng. Trong miếng thịt cảm được cả hương vị của rừng hoang mà lại không ‘mắc tội’ tiêu diệt động vật hoang dã, thật là tuyệt vời.